Dược phẩm đứng đầu "Quảng Đông Tam Bảo"

Khám và trị liệu bằng Đông y là gì?

Đông Y hay Y Học Cổ Truyền là một nền y học có lịch sử hơn 3500 năm.
Lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương, Ngũ Hành. Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh của y học cổ truyền nhằm thiết lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó.

Đặc trưng trong khám và trị liệu Đông y

Lấy sự cân bằng cả về thể chất và tinh thần làm kim chỉ nam trong trị liệu.

Theo Đông y bệnh tật đều bắt nguồn từ sự mất cân bằng bên trong cơ thể. Chúng ta thường nghe nhất là “mất cân bằng âm dương”.

Một người có xu hướng Dương khí không đầy đủ sẽ có các biểu hiện bên ngoài như sợ lạnh, dễ nhiễm lạnh, chức năng lục phủ ngũ tạng suy giảm: nhịp tim có thể không kiểm soát được, đầy bụng chướng hơi, đại tiện nát, ợ hơi, đi tiểu nhiều, toàn thân mệt mỏi uể oải không có sinh khí ...

Ngược lại, Âm khí không đầy đủ có thể gây ra các biểu hiện bên ngoài như người gầy, đêm ra nhiều mồ hôi, đại tiện khô bí, da dẻ khô sần, rụng tóc ...

Coi trọng tính chỉnh thể trong trị liệu.

quan, bộ phận đều liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời. Không có bệnh lý nào tồn tại độc lập, và ngược lại, một cơ thể khoẻ mạnh, là khi mọi khía cạnh, chức năng đều vận hành trơn tru, cân bằng, ổn định.

Ví dụ, việc tiêu hoá thức ăn kém hiệu quả không chỉ dẫn đến bệnh lý của tỳ vị (tỳ vị chủ về chức năng tiêu hoá, chuyển hoá dinh dưỡng) mà còn khiến năng lượng cơ thể phải tập trung giải quyết vấn đề tiêu hoá mà giảm khả năng bảo vệ bên ngoài, khiến thân chủ dễ bị nhiễm cảm mạo.

Việc tiêu hoá và cảm ốm tưởng như độc lập, nhưng thực chất lại liên quan rất rõ ràng như vậy.

Con người với tự nhiên cũng là một chỉnh thể có tác động qua lại với nhau. Mùa đông lạnh, cần giữ được nhiệt lượng ở bên trong để bảo vệ cơ thể, bởi vậy chúng ta đều biết cần phải mặc ấm, ăn uống đồ ấm nóng vào mùa Đông. Theo Đông Y, mùa đông còn là mùa để tư dưỡng phần âm khí cho cơ thể, chúng ta cần biết nên ăn gì, luyện tập thế nào để dưỡng cho phần âm khí lúc này, qua đó cải thiện sức khoẻ của mình.

Bởi vậy Đông Y nhìn nhận, không có môi trường hay điều kiện khí hậu nào là tuyệt đối tốt hay xấu. Quan trọng là chúng ta cần có hiểu biết để điều chỉnh cơ thể thích nghi, hoà hợp với môi trường.

Việc tiêu hoá và cảm ốm tưởng như độc lập, nhưng thực chất lại liên quan rất rõ ràng như vậy.

Lấy phòng bệnh làm nền tảng trị liệu.

Trong Hoàng Đế Nội Kinh - cuốn sách được coi là Kim chỉ nam của Đông Y trong hơn 2500 năm phát triển, Đông Y được khái quát như sau:

Bậc thánh nhân xưa không trị bệnh đã thành, mà trị từ khi chưa thành bệnh. Có bệnh mới uống thuốc thì cũng như khát nước mới đào giếng, có nạn binh đao mới lo đúc vũ khí, chẳng đã quá muộn sao?
(Thánh nhân bất trị dĩ bệnh trị vị bệnh. Bất trị dĩ loạn trị vĩ loạn. Thử chi vị dã bệnh dĩ thành nhĩ hậu dược chi, loạn dĩ thành nhĩ hậu trị chi. Ví do khát nhi xuyên tỉnh, đấu nhi chú binh dĩ như vãn hồ.)

Cơ thể chúng ta không phải lúc nào cũng cân bằng và khoẻ mạnh tuyệt đối. Giống như thời tiết trong tự nhiên, khi có nắng khi có mưa, nhưng luôn tuần hoàn vận hành nhịp nhàng. Khi khí hậu mất cân bằng lâu dài, thiên tai hạn hán, lũ lụt mới diễn ra.

Cơ thể con người cũng thế, một vài lần bị cảm nắng sẽ nhắc chúng ta rằng lớp vệ khí (bức tường thành vô hình bảo vệ cơ thể) đang bị suy yếu. Đó là cơ hội để ta hiểu cơ thể, và kịp thời cải thiện, giúp cơ thể lấy lại cân bằng, khoẻ mạnh lâu dài.

Còn nếu chúng ta thờ ơ với những dấu hiệu, biểu hiện nhỏ, những bệnh mà ta chỉ coi là “vặt vãnh”, lâu ngày, ta có thể sẽ đối mặt với những “thiên tai”.

Điều đó nói lên tầm quan trọng của việc hiểu được các dấu hiệu của cơ thể, để có thể “chữa bệnh từ khi chưa thành bệnh”.

Đông y có thể chữa những bệnh gì?

Vốn dĩ lý luận của Đông y dựa vào sự khí hóa trong cơ thể mỗi con người. Quá trình khí hóa giống như một đầu mối nối toàn bộ các hoạt động cơ quan trong cơ thể với nhau. Khi xảy ra bất thường, bất kỳ cơ quan bộ phận nào cũng có thể thụ bệnh.

Vì thế, dưới góc nhìn của Đông y, việc tái lập sự cân bằng của âm dương, phục hồi lại quá trình khí hóa trong cơ thể là mấu chốt quyết định việc chữa bệnh.

Các bệnh lý dù phức tạp, nhưng chỉ cần bác sĩ Đông y tìm ra được mấu chốt dẫn đến bất thường trong khí hóa thì có thể giải quyết được các bệnh lý phức tạp. Nhưng chính vì cần thời gian để tìm ra và khắc phục nguyên nhân khí hóa bất thường nên nếu gặp những bệnh lý cấp tính như viêm ruột thừa, viêm tụy cấp, các chấn thương có thể gây nguy hểm tính mạng,… bạn nên tìm đến các bác sĩ Tây y để được cấp cứu kịp thời.

Một số mặt bệnh mà bệnh nhân hay tìm đến sự giải quyết của bác sĩ Đông y:

  • Các bệnh lý cơ xương khớp: đau lưng cấp, đau lưng mạn, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp ...
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa như chán ăn, đắng miệng, viêm đại tràng mạn, đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, men gan tăng cao, ...
  • Rồi loạn chức năng hấp thu và bài tiết nước tiểu như viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu quản, hội chứng kích thích bàng quang mà không tìm được nguyên nhân ...
  • Các bệnh lý tim mạch: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, các cơn dau thắt ngực mạn tính ...
  • Các bệnh lý sinh dục như yếu sinh lý, xuất tinh sớm, không ham muốn tình dục, tinh dịch trong loãng ...
  • Các vấn đề của phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, kinh nguyệt màu sắc bất thường, viêm nhiễm phụ khoa, khó có thai, tiền mãn kinh ...
  • Các bệnh lý hệ hô hấp: viêm xoang, hen suyễn, viêm long đường hô hấp trên, ...

5 bước toàn diện trong khám chữa bệnh Đông y

1. Khám và tư vấn thể chất Đông Y:

Bắt mạch để biết bách bệnh, rất nhiều người nghĩ khám Đông Y là như thế. Thực tế không phải vậy. Bác sĩ Đông Y cần kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân thông qua tứ chẩn: Vọng - Văn - Vấn - Thiết

Qua 4 cách đó mà bác sĩ Đông Y sẽ “biện thể chất” tức là đánh giá về khuynh hướng thể trạng thiên lệch và “biện chứng” tức là phân tích triệu chứng bệnh trong từng giai đoạn diễn biến cụ thể. Từ đó đưa ra tư vấn phương cách phòng và trị bệnh phù hợp cho bệnh nhân.

2. Trị liệu bằng thuốc Đông Y:

Căn cứ vào thể trạng, cũng như diễn biến bệnh lý, bác sĩ Đông Y sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Đơn thuốc Đông Y được cấu thành từ nhiều vị dược liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, dựa trên lý luận Đông Y, nhằm khôi phục lại trạng thái cân bằng, điều hòa âm dương của cơ thể.

3. Trị liệu không dùng thuốc:

Bên cạnh việc dùng thuốc, các biện pháp trị liệu không dùng thuốc trong Đông y cũng rất phong phú như: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, nắn chỉnh cột sống, giác hơi, đánh gió, nhĩ châm ...

Căn cứ vào lý luận kinh lạc, tạng phủ và tùy theo tình trạng sức khoẻ, bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ Đông Y đưa ra các biện pháp trị liệu phù hợp.
Mục đích cơ bản của các liệu pháp này nhằm điều hòa công năng tạng phủ, giảm đau mỏi, tăng cường lưu thông khí huyết.

4. Dưỡng sinh trị liệu:

Là biện pháp phòng và nâng cao thể lực và hiệu quả trong điều trị, đây là điều kiện tiên quyết để bạn có thể “chữa bệnh từ khi chưa thành bệnh”. Nó bao gồm dưỡng sinh ẩm thực (ăn uống) và dưỡng sinh tập luyện (Đạo dẫn, khí công) nhằm điều hòa thể chất, tinh thần, công năng kinh lạc và tạng phủ. Giúp cơ thể cường tráng cả về tinh thần lẫn thể chất.

Tuy vậy, không phải cứ dùng thuốc bổ, hay ăn uống nhiều chất bổ thì có nghĩa là dưỡng sinh. Dưỡng sinh trong Đông Y phụ thuộc vào đặc điểm thể chất, tình trạng sức khoẻ của riêng từng cá nhân.

Sứ mệnh của bác sĩ Đông Y là giúp chúng ta nhìn thấy các dấu hiệu của cơ thể, ý thức được cơ thể mình cần gì, không cần gì, tránh việc tẩm bổ một cách thiếu căn cứ, thiếu chọn lọc, không những gây lãng phí tiền bạc, thuốc men, mà còn có thể tác động tiêu cực đến cơ thể.

Một câu hỏi muôn thuở: Nên khám Đông y hay Tây y

Chúng ta thường hay tranh cãi về vấn đề khám bệnh bằng Đông y tốt hay Tây y hơn? Từ đó dẫn đến một số ý kiến trái chiều bài xích Đông y hoặc Tây y.

Thế nhưng cũng giống như hai thái cực trong Thái cực đồ, nhìn hai mặt âm dương tưởng chừng như đối lập hoàn toàn nhưng thực chất lại là một thể thống nhất. Có âm tồn tại thì mới có dương và ngược lại, hai thái cực luôn luôn hỗ trợ nhau để hoàn thành một Thái cực đồ hoàn chỉnh. Trong âm có dương và trong dương có âm.

Các bệnh lý cấp tính cần cấp cứu thì nên lựa chọn Tây y để có sự can thiệp nhanh chóng, kịp thời. Nhưng các bệnh lý cấp tính qua đi, cần sự chăm sóc phục hồi thì Đông y lại là lựa chọn tốt hơn.

Các bệnh lý trong Đông y cũng cần căn cứ vào các xét nghiệm cân lâm sàng của Tây y, tận dụng được sự tiến bộ khoa học để chẩn đoán và đánh giá chính xác và triệt để hơn.

Mỗi nền y học đều có thế mạnh riêng, góc nhìn riêng trong nhận thức về bệnh tật. Đông - Tây Y bởi vậy không nên bài trừ nhau mà nên kết hợp hỗ trợ qua lại, tăng cường thế mạnh, hạn chế nhược điểm cho nhau. Từ đó tối ưu hiệu quả trong dưỡng sinh, bảo vệ sức khoẻ, cũng như trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Đó là khuynh hướng tất yếu của thời hiện đại.

Khám và trị liệu Đông y tại đâu uy tín?

Đông Y hay Y học cổ truyền là phương pháp dưỡng sinh và trị liệu có lịch sử hàng ngàn năm, đã đi sâu vào tiềm thức của người phương Đông, trong đó có người Việt Nam.

Tuy vậy, chúng ta lại thường không đủ kiến thức để đánh giá phòng khám Đông Y nào là uy tín, bác sĩ Đông Y nào là đáng tin cậy để gửi gắm sức khoẻ và tinh thần của bản thân và gia đình mình.

Đứng trước một lựa chọn về phòng khám hay bác sĩ Đông Y, bạn nên trả lời 3 câu hỏi sau đây:

1. Bác sĩ trực tiếp khám cho bạn là ai?
Có truyền thống gia đình thế nào và được đào tạo từ đâu?

Y học cổ truyền rất coi trọng hai chữ “lưu truyền”, bởi càng kinh qua nhiều thời gian chữa trị, kinh nghiệm sẽ càng dày dặn, những điều đúc kết ra càng nhiều. Trong Đông y, có những điều chỉ có thể hiểu mà không thể viết, vì ngôn ngữ sẽ thành rào cản để hiểu tường tận; hiệu quả nhất khi cùng là những người trong gia đình truyền lưu, lại dùng Tâm để hiểu, dùng những giác quan chân thật nhất để cảm nhận, mới hiểu được sâu xa. Vì vậy mà càng truyền lâu đời, kinh nghiệm chữa trị Đông y càng đồ sộ.

Lại nói, Trung Quốc vốn là cái nôi của nền y học cổ truyền. Trong đó, Đại học Trung y dược Bắc Kinh là một trường đào tạo y học cổ truyền bài bản sớm nhất tại Trung Quốc.

Tại Sao Phương Đông, thương hiệu chúng tôi xây dựng dựa trên truyền thống nghề y lâu đời, từ thời cụ tổ làm ngự y trong triều đình Hậu Lê vào thế kỷ thứ 15. Trải qua kinh nghiệm và tích lũy nhiều thế hệ, đời thứ 15 là bác sĩ chuyên trách của Sao Phương Đông là Thạc sĩ/Bác sĩ Nguyễn Thái Bảo, tiền thân là bác sĩ Nguyễn Thái Hà - Viện trưởng viện nghiên cứu y dược học dân tộc.

Thạc sĩ/Bác sĩ Nguyễn Thái Bảo không những thừa hưởng những tinh hoa của tổ tiên để lại mà còn cập nhật cả những kiến thức chuyên sâu và mở rộng của Trung Y khi theo học suốt 8 năm tại Đại học Trung y dược Bắc Kinh, sau đó dành hơn 6 năm tại Việt Nam để nghiên cứu, tu nghiệp, chữa bệnh tại Việt Nam.

2. Dược liệu sử dụng để làm thuốc cho bệnh nhân có chất lượng không?

Đây là một câu hỏi không dễ trả lời, vì hầu hết chúng ta không có đủ kiến thức để nhận biết đâu là dược liệu chất lượng. Dược liệu kém chất lượng không chỉ giảm hiệu quả điều trị bệnh, mà còn có thể mang lại tác dụng phụ do bị hun tẩm chất bảo quản quá mức cho phép.

Vậy, một cách đơn giản, trước khi quyết định dùng thuốc, bạn hãy chủ động tìm hiểu đơn vị phòng khám có cung cấp thông tin rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của dược liệu không, có sẵn sàng chia sẻ và cung cấp kiến thức cần thiết để bệnh nhân hiểu về chất lượng dược liệu không?!

Chúng tôi cho rằng, khi đến với Đông Y, bệnh nhân được quyền sử dụng các loại dược liệu sạch, chất lượng hàng đầu. Do vậy, tại Sao Phương Đông, chúng tôi trực tiếp tuyển chọn dược liệu theo tiêu chí Địa Đạo Dược Tài để phục vụ cho hoạt động điều trị bệnh, tức là chọn giống tốt nhất trong vùng nguyên liệu có thổ nhưỡng phù hợp nhất với dược liệu đó.

3. Việc bào chế thuốc có đảm bảo quy trình kỹ thuật để mang lại hiệu quả cao nhất của dược liệu hay không?

Thuốc Đông Y có nhiều dạng bào chế, ngoài sắc thuốc lấy nước thông thường, còn có dạng cao cô đặc, viên hoàn, hay tán bột. Tuy vậy, đó chỉ là vấn đề về hình thức. Nhìn bên ngoài, viên hoàn, bát thuốc nào cũng giống nhau.
Thực tế, để cho ra thành phẩm thuốc cuối cùng, có nhiều vị dược liệu cần bào chế công phu trước đó. Một số để loại bỏ độc tố, một số để phát huy công năng tính dược.

Vậy, bệnh nhân cần lựa chọn người thầy thuốc giỏi, hiểu biết sâu sắc từng loại dược liệu. Đồng thời cần chọn lựa phòng khám thể hiện tâm huyết trong việc bào chế thuốc, quyết không cắt bớt công đoạn, quy trình để cắt giảm chi phí.

Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự cẩn trọng và khả năng nhận biết, đánh giá của bệnh nhân.

Tại Sao Phương Đông, Thạc sĩ/Bác sĩ Nguyễn Thái Bảo có chuyên môn sâu về Đông Dược. Chúng tôi không chỉ làm thuốc cho bệnh nhân, mà còn cung cấp dược liệu, đào tạo, tư vấn cho các bác sĩ Đông Y tại Việt Nam.

Bào chế ra thuốc chất lượng cao là sứ mệnh cả và nằm trong đạo đức nghề nghiệp của chúng tôi. Bởi vậy, “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” - chúng tôi không đuổi theo số lượng, mà đưa chất lượng lên ưu tiên hàng đầu.

Các bạn thân mến, gặp thầy gặp thuốc để trị bệnh còn là tuỳ duyên, khó để cưỡng cầu. Khi bạn đọc đến tận dòng nay, chúng ta đã là có duyên lắm. Chúng tôi mong rằng, những chia sẻ phía trên phần nào giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về Đông Y, hay Y Học Cổ Truyền. Qua đó, bạn và người thân sẽ có được những lựa chọn sức khoẻ đúng đắn hơn.
Nếu bạn cần được các bác sĩ tại Sao Phương Đông hỗ trợ kiểm tra tình trạng sức khoẻ và tư vấn phương pháp điều trị bệnh, mời bạn liên hệ hoặc ghé đến phòng khám theo thông tin địa chỉ Số 32 ngõ 12/2/5 Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Hà Nội, hotline: 1900 5033. Hoặc dành 30 giây điền thông tin dưới đây để được liên hệ tư vấn trực tiếp trước khi dành công sức đến tận nơi. Cảm ơn bạn đã lắng nghe và tin tưởng!

Hãy để lại thông tin nếu bạn cần được liên hệ tư vấn với bác sĩ Nguyễn Thái Bảo

(Lưu ý: Chúng tôi hoàn toàn không thu phí tư vấn và thăm khám)