Hệ thống cơ-xương đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung cho cơ thể. Bệnh cơ xương khớp là tình trạng bị suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống. Điều này có thể dẫn đến đau và làm giảm khả năng di chuyển, kết quả là có thể ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tổn thương cơ xương khớp để lại di chứng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Quan niệm Y học cổ truyền về các bệnh lý cơ xương khớp đa phần là do tà khí từ bên ngoài xâm nhập, chủ yếu là phong, hàn, thấp. Thế nhưng “Tà khí sở tập, kỳ khí tất hư” – tức cơ thể con người đã hư suy, có điểm sơ hở thì tà khí mới có thể xâm nhập.
Dựa trên nguyên lý đó mà các bác sĩ Y học cổ truyền điều trị các bệnh cơ xương khớp sẽ mang tính tổng thể trên mỗi bệnh nhân. Điều trị trong giai đoạn cấp sẽ dùng các thuốc khu phong tán hàn, trừ thấp để điều trị triệu chứng. Sau đó sẽ tiến hành chỉnh lý cơ thể, bù lại những chỗ hư hao của bệnh nhân. Với mục đích điều trị rõ ràng như vậy, bệnh nhân không những điều trị được các triệu chứng đang rầm rộ mà còn điều trị được gốc bệnh – phòng nguy cơ tái phát.
Trải qua thời gian nghiên cứu và làm việc, tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy đa phần bệnh nhân gặp phải các bệnh lý sau:
Loại hình bệnh lý này hay xảy ra tại các vị trí như đầu gối, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, ... Thoái hóa khớp là tình trạng hư tổn của sụn khớp và đĩa đệm kèm theo là phản ứng viêm và giảm dịch nhầy giúp bôi trơn giữa các khớp.
Biểu hiện thường thấy: đau, cứng khớp, sưng khớp, khớp bị biến dạng, hạn chế vận động. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể trở thành mãn tính và dẫn tới nhiều biến chứng như biến dạng khớp (hay gặp nhất ở khớp gối), cong hoặc lệch vẹo cột sống
Nguyên nhân Thoái hóa khớp thường xảy ra bởi các nguyên nhân như tuổi tác, béo phì, tổn thương khớp, dị dạng bẩm sinh về khớp hoặc do yếu tố di truyền.
Với tình trạng của thoái hóa khớp, khi lựa chọn sử dụng điều trị Y học hiện đại bệnh nhân thường được các bác sĩ tư vấn dùng các loại dược phẩm hỗ trợ để tăng dịch khớp như Glucosamin, tư vấn chế độ ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt hợp lý. Nếu xuất hiện tình trạng đau, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau theo các bậc. Các loại thuốc hay dùng như Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib, ...
Chèn ảnh thuốc thoái hóa khớp
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm rời khỏi vị trí ban đầu trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống và các rễ thần kinh sống, gây nên những cơn đau và hàng loạt các triệu chứng khác cho người bệnh.
Có 2 vị trí chịu ảnh hưởng nặng của tình trạng này đó là thắt lưng và cổ, trong đó thoát vị đĩa đệm lưng phổ biến hơn. Bởi tại vị trí thắt lưng, cột sống và đĩa đệm phải chịu lực vận động lớn nhất trong các vùng cột sống nên tình trạng thoái hoá cũng như thoát vị dễ xảy ra, và mức độ cũng nặng nề hơn các vị trí khác.
Biểu hiện: đau, hạn chế vận động tại vùng thoát vị. Các cơn đau có thể phát thành từng cơn hoặc đau âm ỉ lâu ngày. Nếu thoát vị có xảy ra tình trạng chèn ép vào rễ thần kinh, bệnh nhân có thể thấy xuất hiện các dị cảm theo đường dây thần kinh chi phối như tê, buồn, đau buốt. Nặng nề hơn, có thể gây thiếu dinh dưỡng dẫn đến teo cơ.
Khả năng mắc thoát vị đĩa đệm thường tăng lên theo tuổi tác, đa số người mắc bệnh có độ tuổi 40-60 tuổi. Theo quan niệm Y học cổ truyền, trong cơ thể con người Can chủ cân, Thận chủ cốt, con người khi đến độ tuổi lão hóa, Can Thận hư suy, cân cốt không được dưỡng đầy đủ khiến xương dễ bị thoái hóa, hệ thống các dây chằng, đĩa đệm cũng không còn dẻo dai như ban đầu, từ đó dễ gây ra bệnh trạng thoát đĩa đệm. Nhưng ngày nay, độ tuổi này đang ngày một trẻ hoá. Một số nguyên nhân khác như chấn thương. Béo phì cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ Thoát vị đĩa đệm.
Hiện tại, các bác sĩ Y học hiện đại sẽ chỉ định dùng các thuốc giảm đau giống như Thoái hóa khớp, kèm thêm một số thuốc tăng dẫn truyền thần kinh trong trường hợp chèn ép dây thần kinh như Vitamin 3B.
Chèn ảnh vitamin 3B
Viêm khớp là căn bệnh phổ biến xảy ra khi sụn bảo vệ đầu xương mòn đi theo thời gian, nó có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp.
Viêm khớp thường là hậu quả của quá trình thóa hóa khớp, đặc biệt tại vị trí hai khớp gối. Các dạng viêm khớp thường gặp như Viêm khớp dạng thấp, Viêm khớp tự miễn, Viêm khớp chuyển hóa (gout), Viêm khớp vảy nến (Lupus ban đỏ hệ thống) ...
Biểu hiện đặc trưng của viêm khớp là tứ chứng “sưng, nóng, đỏ, đau”. Đau khớp, đau tăng khi vận động giảm khi nghỉ ngơi, lâu ngày có thể gây cứng khớp, biến dạng khớp, giảm hoặc mất hoàn toàn tầm vận động khớp. Có một số dạng viêm khớp mãn tính có thể không gây nóng, đỏ, sưng nhưng vẫn có tình trạng đau đặc trưng của viêm khớp.
Viêm khớp thường đi kèm với tình trạng thoái hóa khớp, hoặc các bệnh lý chuyển hóa như tăng acid Uric máu, tăng mỡ máu, hoặc các bệnh lý tự miễn như Lupus ban đỏ hệ thống... một số yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác, tính chất nghề nghiệp, chế độ ăn uống cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các loại viêm khớp.
Khi điều trị Y học hiện đại, các bác sĩ sẽ căn cứ vào các mức độ đau của bệnh nhân mà chỉ định các thuốc giảm đau chống viêm cụ thể, đa phần là thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs. Ngoài ra bệnh nhân cũng được chỉ định các thuốc giải quyết nguyên nhân như ức chế miễn dịch (Viêm khớp tự miễn), phòng ngừa tái phát Conchicine (Gout), ... Tuy nhiên, các thuốc ức chế miến dịch hay Conchicine dùng lâu dài sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu đến gan và thận của bệnh nhân.
Chèn ảnh thuốc viêm khớp
Các tổn thương phần mềm xung quanh như tổn thương cơ, gân, dây chằng, ...
Các bệnh lý này hay gặp nhất là do chấn thương hoặc viêm cơ, co cơ do lạnh, co cơ do vận động sai tư thế, ...
Các triệu chứng bệnh nhân thường thấy là các cơn đau mỏi xuất hiện kéo dài âm ỉ hoặc xuất phát đột ngột sau một vận động nhưng các kết quả Cận lâm sàng thường không phát hiện bất thường.
Chèn ảnh Các bác sĩ cận lâm sàng thường không phát hiện bất thường
Đối với bệnh lý đã được xác định là viêm cơ, các bác sĩ Tây y sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc giảm đau chống viêm cụ thể. Ngoài ra, các tổn thương khác chưa phát hiện được nguyên nhân, bệnh nhân sẽ chỉ được chỉ định dùng các thuốc điều trị triệu chứng giảm đau theo bậc, các loại thuốc giãn cơ như Myonal, ...
Nhìn chung, các bệnh lý cơ xương khớp thường là tình trạng tổn thương lâu dài khó hồi phục, y học hiện đại thường sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng, hạn chế tình trạng gia tăng mức độ bệnh là chủ yếu. Khi sử dụng thuốc giảm đau chống viêm, các bác sĩ thường kê kèm theo đó là thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày nhưng về lâu dài vẫn không tránh khỏi những tác động xấu đến dạ dày.
Trong trường hợp các bệnh lý xương khớp có nguy cơ gây ra hậu quả nặng về như mất khả năng vận động, nhiễm trùng toàn thân, gây nguy hiểm tính mạng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để điều trị. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật thường có nhiều rủi ro và chi phí điều trị cao.
Do vậy, hiện nay, phần đông bệnh nhân tìm đến điều trị Y học cổ truyền với mong muốn được sử dụng các biện pháp trị liệu tự nhiên nhất và an toàn nhất.
- Các phương pháp điều trị không xâm lấn, hạn chế tối thiểu những biến chứng y khoa nặng nề.
- Dược liệu sử dụng hoàn toàn tự nhiên, phối ngũ lập phương theo từng thể trạng của bệnh nhân, đòi hỏi các bác sĩ kê đơn có sự linh hoạt và kiến thức chuyên môn cao. Nhờ đó tránh được các tác dụng phụ của thuốc.
Tuy vậy, bệnh nhân cũng cần lựa chọn những đơn vị/phòng khám uy tín, các cơ sở Y học cổ truyền được đào tạo bài bản, đảm bảo chất lượng chữa trị tốt nhất, giảm thiểu những rủi ro xảy ra trong quá trình điều trị do trình độ chuyên môn bác sĩ không đạt yêu cầu.
Tại Sao Phương Đông, chúng tôi có đội ngũ Bác sĩ tận tình, được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực vật lý trị liệu, nắn chỉnh khớp, tác động cột sống cũng như trị liệu dùng thuốc Y học cổ truyền.
Đứng đầu trong lĩnh vực trị liệu cơ xương khớp tại phòng khám là Bác sĩ Nguyễn Đức Tuấn - Bác sĩ Chuyên Khoa I Đại học Y Hà Nội, đã có kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực các bệnh cơ xương khớp, chúng tôi nỗ lực đem đến cho bệnh nhân những phương pháp trị liệu hiệu quả nhất.
Tại Sao Phương Đông, bệnh nhân gặp các bệnh lý cơ xương khớp được thăm khám - điều trị - tư vấn theo lộ trình 5 bước toàn diện dưới đây:
Bước 1: Bệnh nhân sẽ được thăm khám chuyên môn, xác định được nguyên nhân, tình hình sức khỏe hiện tại.
Bước 2: Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn và xác định cho bệnh nhân liệu trình điều trị phù hợp.
Bước 3: Bệnh nhân được hướng dẫn các bài tập hằng ngày cũng như cách dùng thuốc sao cho hiệu quả nhất, rút ngắn được tiến trình điều trị và chi phí, thời gian điều trị của bệnh nhân.
Bước 4: Bệnh nhân được tư vấn cách nghỉ ngơi, ăn uống, chế độ sinh hoạt cũng như các phác đồ điều trị duy trì bằng thuốc để phòng nguy cơ tái phát bệnh.
Bước 5: Sau liệu trình điều trị, bệnh nhân được theo dõi, hỏi thăm của các bác sĩ để cập nhật về tình hình sức khoẻ sau trị liệu, và được giải đáp bất cứ thắc mắc nào mà không cần đến phòng khám.
Đừng lo lắng! Điền email của bạn vào khung dưới đây
Chúng tôi sẽ gửi đường link giúp bạn đặt lại mật khẩu